Quy trình thi công xây dựng nhà phố

1. TỔ CHỨC THI CÔNG

1.1. THÀNH LẬP BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH

- Gồm 1 trưởng phòng kỹ thuật: phụ trách khu vực, chịu trách nhiệm quản lý điều hành

- Thành viên ban chỉ huy: Chỉ huy trưởng, kỹ sư giám sát thi công, đội thi công đứng đầu là các tổ trưởng

1.2. TỔ CHỨC THI CÔNG

1.2.1. Công Tác Chuẩn Bị:

- Thông báo với chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ gia đình kế cận, chụp hiện trạng các công trình kế cận.

- Treo biển báo công trình (gồm 4 bảng như quy định: biển báo công trình, nội quy công trình, an toàn lao động, cảnh báo công trình).

- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật thi công nhà phố.

- Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.

1.2.2. Bố trí văn phòng tạm, cổng, tường rào, kho bãi, nhân công.

- Chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện, nước cho thi công.

- Tổ chức công trường, làm láng trại cho công nhân (nếu mặt bằng cho phép).

- Lắp đặt cổng, hàng rào công trình.

- Phá dỡ, dọn dẹp công trình hiện hữu (nếu có).

- Chuẩn bị nhân công, vật tư.

Hình 1: Công tác tháo dỡ công trình hiện hữu

2. BIỆN PHÁP THI CÔNG.

2.1. THI CÔNG PHẦN MÓNG, CÔNG TRÌNH NGẦM.

2.1.1. Công Tác Ép Cọc:

- Định vị tim cọc và tiến hành ép cọc đúng theo bản vẽ thiết kế.

          

Hình 2.1: Công tác ép cọc.

2.1.2. Công Tác Đào Móng:

- Sau khi hoàn tất công tác ép cọc theo thiết kế, tiến hành đào đất hố móng: Đào bằng máy, chỉnh sửa hố móng bằng thủ công.

031527-z3769157230826-91fc0d0363375bd5f0ba1040641a1794.jpg

Hình 2.2: Công tác thi công đào đất và chỉnh sửa hố móng

2.1.3. Công tác coffa, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt:

  • Bước 1: Định vị và xác định cao độ móng.
  • Bước 2: Đào (Vận Chuyển) và chỉnh sửa lớp đất (cát) nền và đầm chặt bằng dầm bàn theo như trong bản vẽ thiết kế yêu cầu.
  • Bước 3: Ghép coffa lót dầm móng và móng.
  • Bước 4: Đổ bê tông lót dầm móng và móng.
  • Bước 5: Gia công lắp đặt coffa thành móng và dầm móng, bể tự hoại, hố ga, hố pit (nếu có).
  • Bước 6: Lắp đất tận dụng đến cao độ thiết kế, đổ bê tông lót sàn.
  • Bước 7: Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, sàn, bể tự hoại, hố ga, hố pit, cổ cột và thép vách (nếu có).
  • Bước 8: Lắp đặt hệ thống ME phần ngầm.
  • Bước 9: Đổ bê tông móng, dầm móng, sàn, bể tự hoại, hố ga, hố pit, chân cơ vách (nếu có).
  • Bước 10: Bảo dưỡng bê tông.
  • Bước 11: Tháo coffa thành móng, dầm móng, bể tự hoại, hố ga, hố pit (nếu có).

031525-z3769157234621-9a6964eec7df6807b55599117abf926a.jpg

031525-z3769157238442-cf29965bb281889e0b6e15c4a73ef108.jpg

Hình 2.3: Quy trình thi công móng và bê tông sàn trệt.

2.2. Thi Công Phần Thân.

2.2.1. Thi công cột.

  • Bước 1: Định vị tim trục cột, vệ sinh chân cột: kiểm tra vị trí, tim trục côt, mực gửi, đục nhám, vệ sinh thép chờ.
  • Bước 2: Lắp dựng cốt thép cột: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, đoạn nối thép, cục kê.
  • Bước 3: Lắp dựng coffa cột: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt ván khuôn, độ thẳng đứng, độ ổn định ván khuôn, cao độ coffa cột.
  • Bước 4: Đổ bê tông cột: tưới phụ gia bám dính trước khi đổ bê tông, kiểm tra kỹ thuật đổ, và đầm bê tông, vệ sinh bê tông thừa dính bên ngoài coffa, kiểm tra lại coffa.
  • Bước 5: Tháo dỡ coffa, bảo dưỡng bê tông.031526-z3770095374331-823ef5d7dd8ac326152d089cf094b78b.jpg

Hình 2.4: Công tác thi công lắp dựng coffa cột

2.2.2. Thi công dầm, sàn, cầu thang.

  • Bước 1: Định vị cao độ, tim trục dầm, sàn, cầu thang: kiểm tra vị trí, tim trục, cao độ dầm, sàn.
  • Bước 2: Xây tường biên, lắp dựng coffa, dầm, sàn, cầu thang: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt, độ thẳng đứng, độ kín, độ ổn định coffa, vệ sinh coffa, đục nhám, vệ sinh mạch ngừng thi công (nếu có).
  • Bước 3: Lắp đặt cốt thép dầm, sàn, cầu thang: kiểm tra chủng loại, chiều dài thép,vị trí, đoạn nối, chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vệ sinh thép dầm sàn, cầu thang, kiểm tra chỉnh cao độ sàn đúng theo bản vẽ thiết kế.
  • Bước 4: Lắp đặt hệ thống ME âm sàn.
  • Bước 5: Đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang: tưới phụ gia liên kết bám dính trước khi đổ bê tông, kiểm tra kỹ thuật đổ, đầm bê tông, cao độ bê tông.
  • Bước 6: Tưới bảo dưỡng bê tông dầm, sàn, cầu thang.

031007-z3769157406300-f3222041fb4669d04581f1a26f6aa99d.jpg

101114-z3662747086778-ffd94ade4854b249d4cda7b8d2a410dd.jpg

101114-z3662747102128-ed529a2965ad0e9ba102dd79ce9dbae2.jpg

Hình 2.5: Công tác thi công phần thô.

2.3. Thi Công Hoàn Thiện.

- Sử dụng gạch xây nhà máy sản xuất theo công nghê Tuynel, kích thước 8x18.

- Sử dụng cát sạch cho xây tô.

- Vữa xây tô trộn bằng máy trộn lồng nghiêng, đúng tỉ lệ mác, không trộn tay.

- Luôn có thép neo Cột – Tường chống nứt.

- Đóng lưới thép liên kết toàn bộ phần tường giao với đà, cột, cầu thang, tường đầu cửa sổ, cửa đi, phần tường đi ống nước, điện, điện lạnh,… trước khi tô để chống nứt, chống xé tường về sau.

2.3.1. Công tác xây.

- Vệ sinh, định vị vị trí tường xây.

- Xác định phương đứng của tường xây, cạnh cửa, góc tường và khoang cắm thép râu tường.

- Tưới nước tạo ẩm cho gạch.

- Gia công lắp dựng coffa, cốt thép lanh tô bổ trụ ở các vị trí cửa và trên bản vẽ thiết kế.

- Kiểm tra mạch vữa: không trùng, thẳng và đều.

- Vệ sinh mặt bằng thi công sau khi hoàn thành công tác xây.

 

Hình 2.6: Thi công xây tường ngăn.

2.3.2. Công Tác ME

- Thi công hệ thống đường dây điện âm tường, âm sàn theo bản vẽ thiết kế.

031535-z3770126496441-dd9113b0bb07da97a636fe684fa84a96.jpg

031535-z3770126499197-5dbf93eeb22cfe51f287ff4fa4083a82.jpg

Hình 2.7: Thi công MEP

2.3.3. Công tác chống thấm.

- Sử dụng phụ gia chống thấm theo yêu cầu của chủ đầu tư, thi công đúng quy trình của hãng.

- Chống thấm toàn bộ sàn nhà vệ sinh, ban công, sê nô, sân thượng, mái theo đúng quy trình của hãng.

031133-z3769504775821-a43451855da1d771a06939a7b3756753.jpg

 

031455-z3770008586115-70c3a7813a2596c1a92fd6e924cd5367.jpgHình 2.8: Công tác thi công chống thấm.

2.3.4. Công tác tô trát.

- Vệ sinh, đắp mốc tô trát, khống chế chiều dày lớp tô trát theo thiết kế, đảm bảo song song với các tim trục, mốc trát thấp nhất cách nền từ 10-15cm.

- Đóng lưới thép phần tiếp giáp giữa bê tông và gạch, phần ống điện.

- Tưới ẩm tường trước khi tô trát.

- Đối với bê tông vẩy vữa hồ dầu tạo bám dính trước khi tô trát.

- Trát tường theo cấp phối quy định, trộn vữa bằng máy.

- Khi ngừng trát giữa 2 lớp phải cắt vát theo mạch ngừng.

- Trát xong phải có biện pháp bảo vệ tránh va chạm.

031507-z3770047651480-a467081967183209f632c7753f169014.jpg

031508-z3770047647992-a472f8f3bd8a3f77e949980c93901c47.jpg

Hình 2.9: Thi công tô tường.

2.3.5. Công tác đóng trần thạch cao (nếu có).

- Định vị tim trục và thi công theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt.

- Kiểm tra vật tư, thiết bị, chống thấm, chống dột sàn, tường, vách trước khi thi công.

- Kiểm tra độ phẳng, thẳng, vuông ke, độ dốc, mối nối giữa 2 tấm trần, hoàn thiện bề mặt trần.

- Dọn dẹp, vệ sinh khu vực sau khi thi công.

Hình 2.10: Các công tác đóng trần thạch cao

2.3.6. Công tác cán nền.

- Đục, tẩy, vệ sinh mặt sàn, đắp mốc cán nền.

- Trước khi cán nền tưới 1 lớp hồ dầu lên mặt sàn, cán vữa theo mác thiết kế.

- Đảm bảo bề mặt phải phẳng , độ dốc theo thiết kế.

Hình 2.11: Thi công cán nền

2.3.7. Công tác ốp, lát.

- Ốp lát đúng kỹ thuật, thẩm mỹ.

- Ốp, lát viên mốc làm cữ, khống chế chiều cao và chiều rộng của mạch.

- Quá trình ốp, lát cần kiểm tra độ phẳng bề mặt bằng thước, thường xuyên kiểm tra vị trí mặt ốp lát theo mốc tham chiếu.

- Khi ốp lát cần kiểm tra độ đồng đều màu sắc gạch ốp, lát.

- Sử dụng keo để làm mạch ốp, lát.

031518-z3770008873654-550c2b9325c2c6b1da880ea7aedad85d-1.jpg

 

Hình 2.12: Thi công ốp lát gạch.

2.3.8. Công tác lắp đặt cửa, lan can cầu thang, tay vịn.

Hình 2.13: Thi công cửa, lan can, tay vịn

2.3.9. Công tác bả xả sơn nước toàn bộ công trình.

Hình 2.14: Thi công bả bột, sơn nước

2.3.10. Công tác sơn cửa, lan can, khung sắt trong công trình.

2.3.11. Công tác lắp đặt bồn nước, máy bơm, thiết bị vệ sinh, thử nước, thiết bị điện.

Hình 2.15: Thi công lắp thiệt bị điện nước, thiết bị vệ sinh

2.3.12. Công tác lợp mái, tole mái (nếu có).

2.3.13. Công tác sơn dặm vá toàn bộ công trình.

2.3.14. Công tác dọn vệ sinh cơ bản bàn giao công trình.


 

Hình 2.16: Dọn dẹp, vê sinh bàn giao công trình

Bài viết liên quan
  • Quy trình thiết kế nhà phố

    Bước đầu tiên là bước quan trọng nhất, giúp quyết định thành công của việc thiết kế cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Trao đổi thông tin một cách tỉ mỉ, kỹ càng sẽ giúp kiến trúc sư nắm bắt được ý tưởng của chủ đầu tư nhanh chóng, chính xác. Một vài thông tin chủ đầu tư cần cung cấp
  • Quy trình thi công xây dựng nhà phố

    Quy trình thi công bao gồm tất cả các công đoạn để xây dựng một công trình, từ bước lên ý tưởng lập kế hoạch thực hiện tới hoàn thiện toàn bộ dự án...